Nâng cao các hoạt động giáo dục. Thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

Chủ nhật - 13/04/2025 21:43
Năm học 2024-2025 nhà trường tiếp tục thực hiện công văn số 487/KH-PGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2021 của phòng Giáo dục và Đào tạo về việc kế hoạch thực hiện chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” huyện Mường Chà, giai đoạn 2021 – 2025; Trường Mầm non số 2 Na Sang xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Trường mầm non là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non, việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng của trẻ; Xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục; Nhà trường xây dựng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đẩy mạnh tích hợp, chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành và phát triển kỹ năng sống, hiểu biết xã hội phù hợp với độ tuổi của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
Ngay từ đầu năm học Cán bộ quản lý, giáo viên trong trường tham gia bồi dưỡng về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình Giáo dục mầm non. Cán bộ quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng sử dụng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đưa nội dung thực hiện chuyên đề vào hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn, của trường.
Việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là điều kiện để nhà trường phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa tuổi, trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ. Đối với phụ huynh và xã hội, quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của các phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội. Cũng chính từ quan điểm cùng tham gia xây dựng môi trường giáo dục mà nhà trường đã huy động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu có sẵn từ địa phương như tre, nứa, chai lọ, lốp xe....
Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch, duyệt kế hoạch đảm bảo quy chế dân chủ trong trường học. Cụ thể hóa kế hoạch năm học bằng các kế hoạch tháng, tuần và các kế hoạch triển khai cụ thể. Tiến hành chỉ đạo điểm, lấy kinh nghiệm triển khai toàn trường cụ thể.
* Kết hợp với các đoàn thể phát động các phong trào thi đua làm đồ chơi tự tạo xây dựng môi trường lớp học phù hợp
 Tổ chức họp phụ huynh tuyên truyền các bậc phụ huynh đóng góp các nguyện vật liệu phế thải như lốp xe, tre nứa bìa cát tông …. gắn liền với chỉ đạo thực hiện đồng bộ môi trường bên trong và bên ngoài lớp học, phân công từng tổ, lớp chịu trách nhiệm từng khu vực rõ ràng, cụ thể như từng lớp sẽ có khu tập thể dục, khu chăm sóc thiên nhiên, khu lao động vệ sinh riêng.
 

                                                  Hình ảnh tạo môi trường và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
*Xây dựng môi trường lớp học tân thiện trẻ được khám phá và trải nghiệm
      Nhà trường đã thực hiện tốt các hoạt sáng tạo tích cực làm đồ dùng đồ chơi xây dựng môi trường lớp học, trẻ đươc tham gia các hoạt động tích cực cùng cô giáo như ( Nhặt rau, nấu ăn, thưởng thức các món ăn trẻ nấu cùng cô...). Trẻ được trải nghiệm cảm giác của đôi chân khi đi trên cát, sỏi, nền gạch.. Đi thăm vườn rau được tham gia bắt sâu và chăm sóc cây những gương mặt ngộ nghĩnh, nhóm thì  bắt sâu, nhổ cỏ, vun sới, chăm sóc những luống rau, cây hoa tạo thêm mầu xanh cho sân trường  như một công viên thu nhỏ tại vườn trường, tạo nên vẻ đẹp xanh, mát, một không gian thoáng đãng, gần gũi và đặc biệt mang lại sự say mê hấp dẫn cho trẻ khi đến trường.
Bên cạnh đó giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Cùng phụ huynh và lực lượng tại địa phương tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ cùng tham gia.

                                                    Trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm
* Tận dụng các không gian cho trẻ thực hiện các hoạt động
     Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú
. Các góc hoạt động trong và ngoài nhóm, lớp mang tính mở, tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm. Đối với 1 số góc chơi với lớp đông nhà trường xây dựng không gian bên ngoài như góc thiên nhiên, góc vận động, góc phân vai trẻ chơi mà không ảnh hưởng đến góc khác.
Khuyến khích trẻ và đảm bảo cho tất cả các trẻ đều được tham gia hoạt động, khám phá giúp trẻ phát triển toàn diện. Tạo điều kiện, cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
                                                                                   Trẻ tham gia hoạt động ngoài trời
     *Trang trí các lớp học gần gũi thân thiện với trẻ
Trang trí môi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động, có độ mở, phù hợp với chủ đề và lứa tuổi. Bố trí, sắp xếp các khu vực chơi, hoạt động trong lớp các nhóm chơi thuận tiện cho việc quan sát, bao quát, đảm bảo an toàn, phù hợp với không gian, thuận tiện cho việc sử dụng của cô và trẻ. Sắp xếp thiết bị, đồ chơi, theo hướng mở, kích thích sự chú ý và hứng thú tìm tòi, khám phá của trẻ. Trong các nhóm lớp quan tâm đến môi trường chữ viết. Chữ viết to, đúng quy định. Đối với trẻ 5 tuổi ưu tiên môi trường chữ số và chữ viết.

Nhà trường trang trí các mảng tường dọc hành lang của lớp bằng các hình ảnh để giáo dục trẻ các hành vi văn minh, các chuẩn mực đạo đức.
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi sắp xếp hợp lý, được tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ, học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau; tận dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương.
Nhà trường có các khu như: vườn rau của bé, vườn hoa của bé, Vườn cổ tích... giúp trẻ tích cực tham gia quan sát môi trường, thiên nhiên, chăm sóc cây xanh, vườn  rau… tạo cơ hội cho trẻ tự do khám phá một cách tự nhiên, hứng thú và sáng tạo, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ.
 Xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề trẻ được khám phá tham gia các hoạt động:
       Việc lập kế hoạch thực hiện các chuyên đề bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Môi trường giáo dục trong trường, lớp mang tính "mở" kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. Đối với trẻ em vùng dân tộc thiểu số thì môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp trong trường mầm non, bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm, vừa mang tính chất gia đình.
Trẻ được tham gia các hoạt động tạo cho trẻ có tính tò mò, thích khám phá giúp trẻ mạnh dạn tự tin. Giáo dục trẻ thương yêu, nhường nhịn bạn khi học, khi chơi, biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.

                                        Hình ảnh trẻ tham gia các hoạt động chuyên đề
Có thể nói rằng việc “Xây dựng môi trường giáo dục mầm non  lấy trẻ làm trung tâm”  trong trường mầm non là thực sự cần thiết và quan trọng, nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo giúp cho trẻ mạnh dạn, tự tin từ đó chất lượng giảng dạy cũng được nâng cao, tạo được sự tin tưởng của cha mẹ trẻ và cộng đồng đối với Giáo dục Mầm non.


 

Tác giả: Mầm non số 2 Na Sang, Vũ Thị Bẩy

Nguồn tin: Trường Mầm non số 2 Na Sang:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây